Với vẻ ngoài nhỏ bé, đáng yêu và tính cách hiếu động, hamster được rất nhiều người chọn làm thú cưng, đặc biệt khi họ không có kinh nghiệm trong việc chăm sóc những loại thú cưng có hình thể lớn. Tuy nhiên, quá trình chăm sóc hamster không hề dễ. Chỉ trong những việc đơn giản như tắm và cho chúng ăn, bạn đã phải chú ý khá nhiều điều. Vậy, nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy theo dõi bài viết sau đây của Azpet để chăm sóc chú chuột của mình đúng cách nhé!
1. Cách tắm cho hamster
Khác với cách chăm sóc giống chó lùn hay các chủng loài thú cưng khác, bạn không nên tắm cho hamster. Theo đó, nước có thể tẩy sạch lớp dầu tự nhiên tiết ra trên cơ thể chúng – tương tự như dầu nhờn dưỡng ẩm trên bề mặt da chúng ta, từ đó khiến hamster gặp nguy hiểm.
Thêm nữa vì không biết bơi, những chú chuột nhỏ có thể chết đuối hoặc mắc Wet Tail – hội chứng hoảng sợ ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ, thậm chí khiến chúng tử vong.
Có 3 bước cơ bản để bắt đầu việc tắm và cho chuột hamster ăn, bạn nên tham khảo trước khi bắt tay vào thực hiện!
Step 1 – Tìm các biện pháp khác để “giữ sạch” hamster
Như đã nói ở phía trên, các bác sĩ thú y sẽ không khuyên bạn tắm cho hamster. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tìm những cách khác để giữ cho chúng sạch sẽ!
- Dùng bàn chải lông mềm để chải lông cho các chú chuột lông dài
Khi chăm sóc hamster lông dài, bạn không cần tắm thường xuyên để loại bỏ phần lông rụng cũng như bụi bẩn mắc kẹt trong đó. Chỉ với một chiếc bàn chải lông mềm chưa sử dụng và động tác chải luôn nhẹ nhàng, bạn đã có thể giữ cho chúng sạch sẽ.
- Sử dụng kéo để cắt phần lông bẩn, không thể được loại bỏ bằng lược chải thông thường
Với phần lông bị dính kẹo, rối thành búi,… bạn có thể dùng kéo để cắt bỏ chúng. Hãy nhẹ nhàng giữ chuột bằng tay và dùng kéo cắt đi phần lông bị bẩn.
- Dùng cát tắm
Tại các cửa hàng dành cho thú cưng, bạn có thể tìm thấy rất nhiều loại cát chuyên dụng … chuột tắm. Bạn chỉ cần mua cát về, cho chúng vào một chiếc bát nhỏ – vừa đủ với hình thể của hamster, chú chuột sẽ lăn trong cát và qua đó, tự “tắm” sạch bản thân.
- Làm sạch với vải ẩm
Dùng một chiếc khăn mềm, nhúng qua với dầu gội dành cho thú cưng pha loãng trong nước và lau sơ theo chiều lông mọc. Tuy nhiên, bạn không nên dùng khăn quá ẩm hoặc dùng dầu gội thông thường cho chuột.
Step 2 – Cách tắm cho hamster
Nếu bắt buộc phải tắm cho hamster, bạn nên tham khảo qua các bước sau đây:
- Cho nước ấm vào “bồn tắm” của chuột
Chọn một chiếc bát không quá sâu, rót nước ấm vào bát – vừa đủ để cổ và đầu chuột nổi trên mặt nước một cách thoải mái (khoảng từ 3cm đến 5cm). Nước tắm được sử dụng khi chăm sóc hamster tốt nhất là nước sạch thông thường, hoặc đã pha loãng với dầu gội chuyên dụng (nếu cần).
- Tắm sạch bằng bàn chải hoặc khăn mềm
Từ từ bế hamster bằng tay và đặt chúng vào nước ấm. Sau đó, nhẹ nhàng thoa nước lên toàn thân chuột, dùng bàn chải hoặc khăn để lau theo chiều lông mọc.
Lưu ý: một số chú chuột có thể hoảng loạn và phản ứng cực đoan bằng cách cắn hoặc cào. Vì vậy, hãy cẩn thận khi tắm cho chúng. Nếu hamster có dấu hiệu bất bình thường, ngay lập tức dừng tắm và gọi cho bác sĩ thú y để được tư vấn.
- Rửa sạch xà phòng
Tương tự như khi chăm sóc thú cưng nhỏ, bạn không nên để bất kỳ loại hoá chất nào tồn tại trên bộ lông cũng như da hamster. Vì vậy, nếu bạn đã dùng dầu gội trong lúc tắm, hãy đổi nước sạch và lau lại cho đến khi cơ thể chúng đã hoàn toàn sạch bọt.
- Hong khô lông cho hamster
Hãy sử dụng một chiếc khăn khô mềm mại và điều chỉnh nhiệt độ phòng thật ấm áp trong toàn bộ quá trình này.
Dùng khăn khô nhẹ nhàng đưa chuột ra khỏi nước, lau sạch theo chiều lông mọc. Bạn có thể ủ ấm cho hamster bằng chiếc khăn này nếu chúng tỏ ra thích thú. Tuy nhiên, nếu trông chúng có vẻ “không vui”, hãy để hamster tự do một mình trên chiếc khăn.
2. Cho hamster ăn như thế nào?
Step 1 – Chọn thức ăn cho chú hamster của mình
Để chăm sóc thú cưng đúng cách, trước hết bạn cần chọn được một loại thức ăn phù hợp với chúng. Nhiều người nghĩ rằng, hamster rất thích hạt hướng dương và chỉ cần cho chúng ăn mỗi loại hạt này là đủ. Tuy nhiên trên thực tế, bạn cần bổ sung nhiều hơn thế.
Tại các cửa hàng dành cho thú cưng, chúng ta sẽ tìm thấy rất nhiều loại thức ăn dinh dưỡng hỗn hợp cho chuột. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên cho nhân viên biết mình đang nuôi giống hamster nào và nhờ họ chọn giúp nhé!
Step 2 – Cho hamster ăn
Tương tự như những loại thú cưng nhỏ khác, cơ thể của hamster khá nhỏ. Vì vậy, chúng chỉ cần một lượng thức ăn ít hơn các loài động vật khác rất nhiều.
Hãy tham khảo những bước cho chuột hamster ăn sau đây để không làm chúng bị “bội thực”:
- Cho chuột ăn mỗi ngày vào buổi sáng hoặc tối
Bác sĩ thú y khuyên rằng chúng ta nên cho hamster ăn mỗi ngày một lần vào buổi sáng hoặc tối. Dù chúng có thể ăn cả ngày nhưng tốt nhất, bạn chỉ nên cho chúng ăn trong 1 khung giờ cố định.
- Sử dụng một bát đựng thức ăn bằng gốm nhỏ
Trong quá trình chăm sóc hamster, nhiều người có thói quen dùng bát lớn bằng nhựa để chuột dễ ăn. Tuy nhiên, các bác sĩ thú y khuyên rằng bạn chỉ nên dùng bát gốm nhỏ để loại bỏ nguy cơ bát nhựa bị xước, khiến vi khuẩn phát triển và gây nguy hiểm cho đường ruột của hamster.
- Cho hamster ăn đúng lượng cần thiết
Bởi chú chuột của bạn có thói quen giấu thức ăn để từ từ “nhấm nháp” nên hãy cho chúng 1 muỗng thức ăn mỗi ngày thôi nhé! Việc ăn quá nhiều sẽ không tốt cho chúng đâu.
- Cho ăn bằng tay
Nếu bạn mới nuôi chú chuột gần đây, hãy xây dựng tình cảm với chúng bằng cách tự tay cho hamster ăn.
- Kiểm soát trọng lượng của hamster
Một chú chuột béo phì khá khó để phát hiện bởi chúng có diện tích da khá lớn. Vì vậy, bạn có thể mang chúng đến phòng khám thú ý để cân theo định kỳ, hoặc nếu chúng di chuyển quá chậm chạp thì rất có thể, hamster của bạn đã quá cân rồi!
Cho ăn và tắm đúng cách là điều đầu tiên mà chúng ta cần quan tâm trong quá trình chăm sóc hamster. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy theo dõi thật kỹ bài viết trên hoặc để “làm thân” với chú chuột của mình nhé. Hoặc nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, AZPet luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn. Gọi cho chúng tôi ngay!