Việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng cho chó theo khoa học không chỉ giúp cún cưng khỏe mạnh, bóng mượt, lanh lợi mà còn phù hợp với túi tiền của bạn. Dinh dưỡng là một trong những yếu tốt cực kỳ quan trọng trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc chó. Tuy nhiên, việc chăm sóc và lên chế độ ăn cho chó như thế nào là hợp lí, khoa học không phải là điều dễ dàng nếu chủ nhân không tìm hiểu.
Hãy cùng cẩm nang dinh dưỡng Azpet tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho chó khoa học nhất giúp cún cưng khỏe mạnh qua bài viết dưới đây!
1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho chó khoa học
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đối với quá trình phát triển của cún cưng. Chế độ dinh dưỡng sai lầm sẽ gây ra các bệnh như: suy dinh dưỡng, béo phì, … Bởi vậy, khẩu phần có dinh dưỡng cân bằng, vừa đủ, không thừa, không thiếu sẽ đem lại sức khỏe tốt nhất. Có 6 loại chất dinh dưỡng chủ yếu, bao gồm: Nước, Carbohydrate, protein, chất béo, khoáng và vitamin.
Nước: Thiếu nước, cơ thể của chó sẽ gây ra các biến chứng về tim mạch, thần kinh và hô hấp. Bởi vậy, đừng quên cho chó uống đủ nước mỗi ngày.
Bạn có thể sử dụng bình nước chân không, bình nước gắn chuồng 350ml có bán tại các cửa hàng thú cưng để tránh tình trạng chú cún của bạn nghịch ngợm làm đổ nước.
Chất Đạm (Protein): Các loại thực phẩm tươi như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá, … rất giàu chất đạm. Tuy nhiên, cần đảm bảo sản phẩm sạch, không bị nhiễm khuẩn, không bị ôi thiu, không có chất bảo quản hay các chất tăng trọng.
Tinh bột: Người nuôi có thể dùng cám gạo, cám ngô hay nấu cơm để cung cấp lượng calo cần thiết. Hoặc sử dụng các sản phẩm hạt khô thì hàm lượng tinh bột luôn có sẵn, giúp việc cho chó ăn trở nên đơn giản hơn.
Lưu ý, trong giai đoạn chó non không nên cho ăn nhiều tinh bột tránh tình trạng bị béo phì ảnh hưởng đến sự phát triển của cột sống và khung xương.
Dầu và chất béo: Một số thực phẩm tươi giàu chất béo như: cá biển, các loại dầu olive rất tốt cho sự phát triển của chó.
Chất xơ và Vitamin: Rau, củ, quả cung cấp nhiều vitamin và chất xơ giúp hỗ trợ phát triển, trao đổi chất và quá trình bài tiết của chó tốt hơn.
Nếu việc cho chó ăn rau củ quả khiến bạn mất thời gian trong việc chế biến thì bạn có thể bổ sung thêm cho chó những sản phẩm vitamin bán sẵn tại cơ sở uy tín.
Khoáng chất: Khoáng chất vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn chó non đang thay răng, thay lông và chó cái đang trong giai đoạn sinh sản, cho con bú.
2. Một số nguồn thức ăn dinh dưỡng cho chó bạn cần biết
Ngoài những thực phẩm hằng ngày như: cơm, thức ăn chế biến thì việc kết hợp các khẩu phần ăn cũng giúp cho bữa ăn của cún cưng trở nên đa dạng. Bạn có thể tham khảo một số thức ăn dinh dưỡng dưới đây:
– Sữa: Sữa cho chó có thể dùng sữa tươi, sữa hộp hay sữa bột pha với nước sôi.
– Bánh mỳ: 1 chút bánh mỳ xé nhỏ, bánh quy bẻ vụn hay các loại bột dinh dưỡng nấu chín tốt cho hệ tiêu hóa và giúp cún ăn ngon hơn.
– Thịt: thịt bê, thịt lợn, tim gan bò cắt nhỏ nấu chín, các loại thịt hộp.
– Trứng gà, vịt: Tốt nhất là cho ăn ở dạng nấu chín sẽ cung cấp chất béo và vitamin nhóm B.
– Cá: Giàu vitamin và chất khoáng. Khi cho chó ăn cá cần loại bỏ các cơ quan phủ tạng, đối với cá nhỏ cần rửa sạch và nấu chín trước khi cho ăn. Tuy nhiên khi thấy cún đi phân lỏng thì không nên cho ăn cá.
– Rau củ quả các loại: Ngoại trừ khoai tây, lạc, ngô thì các loại loại rau củ nấu chín đều cho ăn được.
– Các chất khoáng: Các thực phẩm bổ sung: Gluconat- canxi, Glixero, Photphat, đường Lacto canxi + Glixero phot phat canxi, Bột xương cực kì tốt cho chó.
– Các sản phẩm phụ khác: Gan, Dạ dày, lá lách, thực quản, phổi, tiết, đầu, chân, các loại xương sau khi đã luộc kỹ cho chó ăn rất tốt.
3. Một số lưu ý quan trọng đối với dinh dưỡng cho chó
Việc lên lịch thức ăn, khẩu phần ăn là vô cùng thiết yếu đối với sự sống và sự phát triển của chó. Nên lưu ý những điều dưới đây khi nuôi dưỡng và chăm sóc chó giúp bé cún khỏe mạnh:
– Tùy thuộc vào từng giống mà ta có lựa chọn khẩu phần ăn khác nhau. Và cũng tùy vào giai đoạn phát triển mà ta có chế độ ăn khác nhau.
– Thành phần quan trọng nhất trong khẩu phần mỗi ngày của chó là thịt. Có thể là thịt tươi nấu chín, thịt đóng hộp hay thịt sấy khô.
– Tuyệt đối không bao giờ cho cún ăn bất kỳ loại xương nhỏ nào vì chúng sẽ vỡ vụn ra và ghim vào cổ họng hay ruột gây tổn thương ruột.
– Tuyệt đối không cho cún thức ăn có trộn hành lá, hành củ bởi sẽ phá hoại các thành phần quan trọng trong máu của chó.
– Không ép vật ăn và cho vật ăn theo giờ giấc đều đặn.
– Trước và sau thời kỳ cún được tiêm chủng hãy cho nó ăn thức ăn giàu protein như thịt cá và fomat.
Trên đây là một số chia sẻ về chế độ dinh dưỡng cho chó hi vọng sẽ phần nào đó giúp cho bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc chăm sóc cún cưng. Nếu bạn còn những băn khoăn cần giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé!